Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh Nhiệt miệng áp tơ

Nguyên nhân

Nhiệt miệng thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên, và có xu hướng trong cùng một gia đình có nhiều người bị nhiệt miệng. Có một nghịch lý là: hút thuốc lá cung cấp một hiệu ứng phần nào bảo vệ chống lại các yếu tố aphthae.

Các nguyên nhân khác như: Căng thẳng, chấn thương vật lý hoặc hóa học, thực phẩm nhạy cảm và nhiễm trùng đã được đề xuất. Các nguyên nhân truyền nhiễm như Helicobacter pylori và virus herpes simplex đã được nghiên cứu nhưng chưa được thống nhất.

Nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng chưa được biết rõ, nhưng sự thiếu hụt vitamin B12, sắt, axit folic, chấn thương thể chất, đột ngột giảm cân, dị ứng thức ăn, phản ứng của hệ miễn dịch có thể góp phần vào sự phát triển của chúng.

Nicorandil và một số loại hóa trị liệu cũng được ghi nhận có liên quan với loét aphthous. Một nghiên cứu gần đây cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa loét aphthuos với các dị ứng với sữa bò.

Chấn thương vùng miệng là nguyên nhân phổ biến nhất, trầy xước do bàn chải đánh răng, rách vì thực phẩm sắc hoặc mài mòn (như bánh mì nướng, khoai tây chiên hay đồ vật khác), do răng vô tình cắn phải (đặc biệt là phổ biến với hàm răng nanh sắc), sau khi mất răng nha khoa, niềng răng có thể gây nhiệt miệng do gây chấn thương màng nhầy.

Các yếu tố khác, như là chất kích thích hóa học hoặc thương tích nhiệt cũng có thể dẫn đến sự phát triển của vết loét. Sử dụng kem đánh răng mà không có natri lauryl sulfat (SLS) có thể làm giảm tần số loét aphthous, nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy không có mối liên quan giữa SLS trong kem đánh răng và nhiệt miệng. Bệnh Celiac đã được đề xuất như một nguyên nhân gây nhiệt miệng; nghiên cứu nhỏ đối với bệnh nhân bị bệnh celiac (33%) đã chứng tỏ một kết luận về mối liên quan giữa bệnh và kiểm soát nhiệt miệng, một số bệnh nhân được hưởng lợi từ loại bỏ gluten từ chế độ ăn uống của họ.

Hiện nay giả thiết cho rằng nhiệt miệng là một bệnh tự miễn, tức là cơ thể tự sinh dị nguyên, phản ứng kháng nguyên - kháng thể xảy ra ở niêm mạc miệng tạo nên một vùng tổn thương hoại tử. Vùng hoại tử nhanh chóng vỡ ra tạo thành ổ loét, đồng thời trong miệng luôn luôn ẩm ướt do nước bọt nên vết loét rất lâu lành. Cơ chế này cũng giải thích được hiện tượng các lần bệnh diễn ra rất giống nhau.

Cơ chế bệnh sinh

Sinh lý bệnh của nhiệt miệng chưa được hiểu rõ. Về mặt mô học, nhiệt miệng chứa một mononuclearinfiltrate thâm nhập với một fibrin coating, aphthae tái phát có thể thay đổi miễn dịch tế bào trung gian tại chỗ T và B-cell. Phản ứng cũng đã được báo cáo là bị thay đổi ở loét apthous tái phát. Loét miệng aphthous cũng thường thấy trong bệnh Crohn.

Không có dấu hiệu cho thấy nhiệt miệng là liên quan đến kinh nguyệt, mang thaimãn kinh.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhiệt miệng áp tơ http://www.emedicine.com/derm/topic486.htm http://www.emedicine.com/ent/topic700.htm http://www.emedicine.com/ped/topic2672.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=528.... http://www.mayoclinic.com/invoke.cfm?id=DS00354 //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2022/MB_cgi?field=uid&t... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://www.aafp.org/afp/20000701/149.html https://medlineplus.gov/ency/article/000998.htm https://web.archive.org/web/20110606054042/http://...